Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan New York ngày 09.06.2020: Tận dụng nhịp điều chỉnh của DXY để Buy on dip các đồng G7
EUR (Scott McMurray)
Sau khi tăng tới mốc 1.1315 trong phiên Á, EUR/USD đã quay đầu giảm về vùng 1.1285. Đợt bán tháo nhẹ ở TTCK đã khiến các cặp tiền rủi ro giảm đáng kể ở đầu phiên London, và khiến EURUSD phá qua vùng hỗ trợ 1.1260/70, xuống đến 1.1241. Cặp này đã phục hồi trở lại trên 1.130 đầu phiên NY, có thể báo hiệu rằng động thái sáng nay là một đợt “gột rửa” của một thị trường có nhiều vị thế Long. Mặc dù DXY có vẻ như đang tích lũy ở mức thấp hơn trong đợt bán tháo gần đây, tôi có xu hướng nghĩ rằng các cặp chéo EUR (EUR/JPY) có thể đang thúc đẩy price action của EUR/USD. Chúng tôi tiếp tục chiến lược Buy on dip quanh vùng 1.1180/1.1207, cũng là Fibo 38.2% và MA 200 giờ. Một mức đóng cửa trên 1.1320 sẽ báo hiệu cho tôi rằng giai đoạn tích lũy kết thúc và EUR/USD sẽ test lại đỉnh của tháng 3 tại 1.1495.
GBP (Robert Palladino)
Còn quá sớm để nói, nhưng GBP/USD có vẻ sẽ tạo ra một xu hướng giảm cùng với các cặp tiền rủi ro khác. Không có thông tin gì nổi bật khiến GBP suy yếu ngoài việc giảm hoặc đóng các vị thế Short USD từ nhiều ngày trước đó. Doanh số bán lẻ của Anh cao hơn dự báo trong sáng nay khiến nhà đầu tư tin rằng có lẽ vẫn còn “ánh sáng ở cuối đường hầm.” Thị trường đã ủng hộ khả năng của một bước đột phá nhỏ, hoặc thậm chí là một thỏa thuận thương mại giữa Boris Johnson và Ursula Von Der Leyen khi hai người gặp nhau tuần tới. Viễn cảnh đó đã khiến tôi ưu tiên chiến thuật Buy on dip với GBP và sẽ tiếp tục Long GBP trong trung hạn. Rõ ràng, Brexit có thể thay đổi suy nghĩ của một người chỉ trong nháy mắt, nhưng mỗi quốc gia sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế của họ đã thấy số liệu kinh tế nhảy vọt, và có thể lần này sẽ đến lượt nước Anh. Mức hỗ trợ của GBP/USD hiện đang ở vùng 1.2530/50.
CAD (Robert Pallandino)
USD/CAD phản ứng khá mạnh sau 3 lần cố gắng phá qua ngưỡng 1.34 nhưng đều thất bại. Sau cú bán tháo tới 240 pips vào ngày 1/6, USD/CAD vẫn tiếp tục giảm đều. Nếu thị trường cổ phiếu thật sự tiến vào vùng tích lũy, hoặc thậm chí điều chỉnh lại sau những phiên tăng mạnh gần đây, tỷ giá USD/CAD có thể điều chỉnh tăng về 1.36/1.37 bởi một số vị thế đầu cơ phải đóng trạng thái short. Từ giờ trở đi, tôi vẫn duy trì quan điểm trung lập đối với tâm lý rủi ro dẫn dắt thị trường và cố gắng giao dịch trong biên độ với USD/CAD: Long tại 1.3350 và Short nếu giá tăng lên 1.3550. Các dữ liệu kinh tế sẽ không phải là tất cả trong tuần này, vì vậy phân tích tâm lý đối với tài sản rủi ro và đồng USD sẽ là yếu tố then chốt. Các chi nhánh của chúng tôi vẫn nhận thấy xu hướng mua vào CAD trên các tài khoản, nhưng khối lượng đã giảm đi ít nhiều.
JPY (Shalin Patel)
Pha bán tháo của USD/JPY vào hôm qua hoàn toàn vượt xa kỳ vọng của tôi và dường như khiến số đông nhà đầu tư lúng túng. Cặp tiền nhanh chóng bị bán tháo từ mức 109.40/50 khi mở cửa phiên Mỹ tối qua xuống vùng đáy 108/20. Sau đó, USD/JPY chỉ có thể hồi lại lên được vùng 108.50/60 trước khi tiếp tục bị các quỹ nội địa bán ra, khiến tỷ giá rơi xuống 108.00. Đầu phiên giao dịch London đã có những thời điểm USD/JPY xuống tới tận 107.78 và mức giá mở cửa phiên Mỹ tối nay là 108.10/20 với việc các vị thế long USD gần đây tăng mạnh đáng kể. Hiện tại chúng ta có thể chắc chắn rằng USD/JPY đang nằm dưới đường trung bình động 100 và 200 ngày – những mức kháng cự quan trọng và xu hướng kỹ thuật dành cho cặp tiền này cũng như các cặp chéo khác có vẻ hơi hướng ‘bearish’. Chiến lược của chúng tôi là sell on rallies khi giá tăng lên các vùng 108.30/50 trong ngày hôm nay. Chỉ khi giá phá trên 109.00, chiến lược trên sẽ trong trạng thái cảnh báo. Thị trường cổ phiếu Mỹ cuối cùng thì cũng có vẻ mở cửa thấp hơn (Hợp đồng chỉ số S&P 500 đang giảm 0.8%). Có lẽ, thị trường đầu tư vào các tài sản rủi ro đã chạm đỉnh ngắn hạn và đà giảm của USD/JPY cũng như các cặp chéo JPY hôm qua là tín hiệu cảnh báo sớm.
Khuyến nghị PTKT USD/JPY của JP Morgan research team
Cú bán tháo vừa qua của cặp USD/JPY chưa hẳn là yếu tố thay đổi cuộc chơi, nhưng nếu nhìn vào động lượng của sóng giảm, chúng ta có thể hình dung trong đầu rằng bất cứ đà phục hồi nào hiện nay cũng đều được coi là sóng điều chỉnh, và có khả năng chỉ dừng lại ở mốc 109.37 trước khi tiếp tục thử thách vùng hỗ trợ 107.56. Nếu phá qua được vùng này, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho xu hướng giảm, và USD/JPY có thể đi tiếp xuống mốc 106.89
AUD & NZD (Donal O Cofaigh)
Sau khi cảnh báo đảo chiều quá sớm vào tuần trước đối với AUD và các cặp chéo, giờ đây tôi khá lưỡng lự khi bàn về tín hiệu đảo chiều outside reversal có vẻ như đang được thiết lập. Không có bất kỳ tin tức nào đáng chú ý khiến chúng tôi phần nào không thể tìm lời giải thích cho cú giảm giá sáng nay; Tôi có xu hướng nghĩ rằng đó là một dòng vốn bán ra USD/JPY không ngừng, buộc tất cả các cặp chéo JPY giảm xuống thấp hơn và khiến AUD/USD chịu khuất phục trước áp lực. Ngoài ra đợt tăng giá này cũng diễn ra đủ dài để có thể dễ dàng biện hộ rằng chúng ta đã rất gần với một nhịp điều chỉnh. Tôi sẽ nhắc lại những gì tôi đã nói ngày hôm qua, tôi đang tìm kiếm các vị thế Buy on dip ở 0.6850 và sẽ chừa dư địa để tăng thêm vị thế xuống đến 0.6700hoặc tương tự như mức 72.00 ở AUD/JPY. Trong thời gian này, chúng tôi sẽ tìm kiếm tín hiệu từ các động thái của TTCK với mức biến động có thể sẽ giảm trước thông báo của FOMC vào ngày mai. Good luck!
JP Morgan