Short GBP/USD; Sell on rallies USD/JPY, AUD/USD và NZD/USD; và Long USD/CAD

GBP (Robert Palladino)
Tỷ giá GBP/USD đang cố gắng đóng cửa dưới mốc 1.22 lần đầu tiên kể từ 25/3. Các mức hỗ trợ hiện nay của cặp tiền này là 1.2166 (đáy ngày 4/7) và 1.2135 (đáy ngày 27/3). Cần lưu ý rằng vào tháng 8 và 9/2019, GBP/USD cũng giao dịch dưới 1.22, tuy nhiên sau đó tăng mạnh lên vùng 1.3516 khi Boris đắc cử thủ tướng Anh. Các thông tin hiện nay vẫn đang thiên về xu hướng giảm của đồng Bảng, phòng ngân sách của Anh thậm chí hôm nay đã tăng dự báo nợ chính phủ từ 273 tỷ lên 298 tỷ Bảng Anh (Thấp hơn con số dự đoán trên tờ Telegraph, nhưng con số này vẫn chưa bao gồm gói hỗ trợ việc làm 4 tháng của bộ trưởng tài chính Sunak). Mặc dù vẫn duy trì quan điểm tiêu cực với GBP/USD, nhưng tôi cho rằng đây là thời điểm hợp lý để dần giảm các vị thế Short. Dĩ nhiên tỷ giá có thể giảm xuống 1.20, nhưng vẫn còn đó khả năng GBP/USD có thể dao động trong biên độ 1.21-1.26. Vì vậy chúng tôi khuyến nghị bình tĩnh và chờ Short khi gía tăng lên vùng 1.23/1.24.

EUR (Scott McMurray)
Bình luận của tổng thống Trump về đà tăng của USD đã kéo tỷ giá EUR/USD đang dao động trong biên độ 1.0796/1.0823 giảm mạnh xuống 1.0879. Chúng tôi không chắc tác động của Trump lớn tới đâu, nhưng rõ ràng DXY đang phá qua đỉnh 100.44 của tháng 5. Có vẻ thị trường đã không còn đặt cược nhiều vào khả năng Fed hạ lãi suất trong phiên New York hôm nay nữa. Kháng cự tiếp theo của DXY sẽ là 100.87/93 (đỉnh của ngày 6/4 và 24/4). Mặc dù EUR/USD đã phá qua vùng tích luỹ trong ngày, nhưng tôi tiếp tục trung lập và nhận định tỷ giá sẽ di chuyển trong biên độ rộng. Vùng hỗ trợ hiện nay là 1.0760, thấp hơn là 1.0720/30. Vùng kháng cự cần chú ý là 1.0810 và 1.0880/90.

JPY (Shalin Patel)
Cặp USD/JPY đã thực hiện một nỗ lực khác để phá vỡ hỗ trợ quan trọng gần 106.80 (đường MA 200 giờ), nhưng đã thất bại và quay lại mốc 107.10. Chủ tịch Fed Powell hôm qua về cơ bản đã ám chỉ sẽ tiếp tục các biện pháp hỗ trợ thêm cho nền kinh tế (ông cũng loại khả năng sử dụng lãi suất âm), động thái này khiến thị trường chứng khoán phải e ngại. S&P 500 đang giao dịch gần mức 2,800 và dường như chưa có xu hướng nào rõ ràng, vì vậy theo đuổi xu hướng giảm với XXX/JPY là chiến lược không hiệu quả. Dù vậy, selling rallies vẫn rất hợp lý. Đêm qua, Nhật Bản đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở tất cả mọi nơi trừ 8 quận trước thời hạn. Các chiến lược gia của chúng tôi vì thế cũng đã điều chỉnh tăng mức ước tính GDP của Nhật. Nếu virus vẫn nằm trong tầm kiểm soát ở quốc gia này, nó có thể hạn chế mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế và do đó, giúp hỗ trợ các dòng vốn đầu tư ra bên ngoài. Hiện tại, các mức giá của ngày hôm qua vẫn còn hiệu lực: 108.00/10 là kháng cự và 106.80 là hỗ trợ. Và chúng tôi tiếp tục khuyến nghị chiến lược Sell on rally.

CAD - Robert Palladino
Liệu biên độ giao dịch hiện tại sẽ bị phá vỡ, hay chúng ta sẽ tiếp tục giao dịch trong vùng 1.38 - 1.42 một thời gian nữa? Không giống như AUD và NZD, nơi có các ngân hàng trung ương hoạt động sôi nổi và dữ liệu kinh tế đã được công bố và ảnh hưởng lên tỷ giá, lịch kinh tế của Canada lại khá im ắng trong thời gian gần đây. Và cũng không giống như tháng Tư, thời điểm biến động cao của giá dầu tác động lên đồng CAD, sự ổn định giá dầu trong tháng này không phải là yếu tố quan trọng đối với đồng bạc này nữa. Luận điểm cơ bản ủng hộ CAD yếu hơn vẫn tồn tại nhưng chưa có gì mới. Chúng ta sẽ được nghe thống đốc Poloz phát biểu hôm nay tại một trong những buổi họp báo cuối cùng của ông, trước khi Macklem nhậm chức. Tôi có cảm giác rằng phe mua (chúng tôi là những người bán ròng CAD trong tháng 5) đang dần “ăn mòn” phe bán. Hãy tìm cách mua USD/CAD nếu có bất kỳ sóng giảm nào xuống 1.4030/50, xu hướng tiếp theo sẽ được củng cố mạnh hơn nếu USD/CAD có thể phá vỡ dứt dứt khoát mốc 1.42.

AUD & NZD (Donal O Cofaigh)


Dường như thị trường chứng khoán đang dần nhận ra rằng nền kinh tế vẫn đang ở quá xa giai đoạn phục hồi, dù là phục hồi ở mức độ hạn chế. Đó cũng chính là bức tranh toàn cảnh phản ánh tâm lý tiêu cực hiện tại. Vào phiên Á sáng nay, chúng ta có báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp của Úc, với số liệu thực tế thấp hơn so với dự báo (6.2% so với 8.3%) đơn giản là bởi vì tỷ lệ tham gia lao động giảm. Trong khi đó tại New Zealand, chính phủ nước này thông báo về khoản thâm hụt khổng lồ và các kế hoạch phát hành nợ (được dự báo sẽ thực hiện đầy đủ bởi RBNZ). Tính hiệu quả của việc chi tiêu sẽ đi cùng với việc xác nhận có hay không việc dùng tới phương án lãi suất âm, nhưng trong ngắn hạn, chúng ta đang cần theo dõi diễn biến thị trường cổ phiếu Mỹ hơn các thứ khác. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ sắp chứng kiến cú ‘break’ đáy ngắn hạn của cặp AUD/JPY tại 67.70 và cặp NZD/JPY tại 63.50. Chúng tôi vẫn tiếp tục chiến lược Short AUD/USD ở quanh vùng 0.6500/50 và AUD/JPY quanh 69.50/70, short NZD/USD tại 0.6050/80 và NZD/JPY tại 64.50/75.