Trước biến động địa chính trị bất ngờ leo thang vào hôm nay, khi Trung Quốc tuyên bố muốn áp đặt Luật An ninh mới lên Hong Kong, điều khôn ngoan nên làm là đừng nên làm gì cả, ít nhất là vào lúc này. Có thể chờ đợi thiết lập dần vị thế Long USD so với AUD, NZD, và CAD, nhưng cần thận trọng.


Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 22.05.2020: Đứng ngoài chờ đợi thời cơ thích hợp!

EUR – Jeffrey Simmons
EUR cố gắng bứt phá lên trên mốc 1.10 ngày hôm qua nhưng lại một lần nữa thất bại. Mặc dù cú giảm sâu sau đó trong phiên London hôm qua giống với những gì chúng ta đã thấy trong những ngày trước của tuần này, EUR/USD đã tiếp tục giảm thêm trong phiên châu Á sáng nay khi tâm lý risk-off chiếm lấy thị trường. Động thái của Trung Quốc nhằm áp đặt Bộ luật An ninh tại Hong Kong đã gây ra xung đột và đe dọa sẽ tiếp tục châm ngòi cho những căng thẳng với Mỹ. Mặc dù không rõ liệu những tin tức này có làm suy yếu tâm lý rủi ro toàn cầu hay không, tôi nghĩ rằng việc chọn thế phòng thủ ngày hôm nay là điều hợp lý. Hôm nay là ngày thứ Sáu, trước kỳ nghỉ lễ dài cho cả thị trường Anh và Mỹ, và ngay cả khi không có câu chuyện Hong Kong, việc giảm vị thế sau chuỗi ngày thị trường mới nổi mạnh lên và đồng USD yếu đi nói chung là không khó để hình dung. Chúng ta có vẻ đã đi đến đoạn cuối của đợt USD suy yếu gần đây và sẽ tiếp tục theo dõi phần còn lại của hôm nay.
Mặc dù câu chuyện về Trung Quốc là rất quan trọng, nhưng những diễn biến xung quanh COVID-19 vẫn là câu chuyện quan trọng nhất của thế giới, và nếu cuối tuần này và tuần tới chứng kiến sự tăng vọt trong hoạt động kinh tế mà không có thêm số liệu báo động tăng đột biến trong các ca nhiễm mới và tử vong, tôi có thể dễ dàng thấy tâm lý rủi ro sẽ giảm xuống vào tuần tới. Do đó, hiện tại tôi đang tránh các vị thế Long USD và có phần thiên về sell on rallies, vào tối nay hoặc (nhiều khả năng) vào đầu tuần tới. MXN, CZK và RUB là những đồng tiền yêu thích của chúng tôi gần đây, nhưng chúng tôi cũng thích EUR. Vẫn còn rất nhiều người nắm giữ vị thế Short trong cộng đồng đầu cơ trung hạn, và những tin tức xung quanh đề xuất quỹ viện trợ EU của Merkel và Macron cũng rất thú vị, mặc dù còn quá sớm để nói lên điều gì. 1.0900/10 sẽ là mức hỗ trợ cho ngày hôm nay, với mốc 1.0870/75 sau đó. Bất kỳ sự giảm giá nào về xung quang vùng 1.085x, mà không có biến động cụ thể nào, là một cơ hội để mua vào theo ý kiến của tôi, dù rằng khả năng này có thể khó xảy ra trong bối cảnh hiện nay. Nếu những tin xấu ở Bắc Á đi qua, hỗ trợ tâm lý rủi ro ổn định trở lại, thì mức kháng cự ở phía trên vẫn là 1.1010/20. Tôi vẫn khuyến cáo không nên đuổi theo bất kỳ biến động nào trong hôm nay.
GBP – Karim Mir
Trong 24 tiếng qua, đồng Sterling giao dịch trong biên độ hẹp và điểm nhấn đáng chú ý nhất chỉ là cặp EUR/GBP không phá được ngưỡng kháng cự 0.9 và quay đầu đảo chiều. Tuy nhiên, hôm nay đã có một vài tin tức tác động tới Cable khiến đồng tiền này giảm giá nhẹ. Đó chính là tin về Bộ luật An ninh mới mà Trung Quốc dự định áp đặt lên Hong Kong khiến tâm lý rủi ro xấu đi. Tình hình ở Hong Kong có leo thang trong thời gian tới hay không sẽ là tâm điểm ở thời điểm hiện tại. Còn các số liệu thì vẫn xấu kỷ lục: doanh số bán lẻ và thâm hụt ngân sách chính phủ dường như không làm cho thị trường phản ứng một cách mạnh mẽ nữa.
AUD, NZD, CAD – James Clark
Hôm qua là một ngày đáng khích lệ đối với phe mua USD bao gồm cả tôi, nhưng nó bị thúc đẩy bởi thị trường chứng khoán giảm nhẹ nên khó có thể nói rằng làn sóng bán tháo USD chắc chắn đã kết thúc hoặc có một lý do nào để Long USD ở hiện tại ngoài việc SPX giảm nhẹ. Tôi đang “bearish” với tâm lý rủi ro vì chúng ta sẽ tiếp tục thấy các biến động đột biến trong tương lai. Tôi muốn thấy SPX duy trì việc bán tháo xuống dưới 2800 và các quỹ tiền thật mua vào USD để có thêm niềm tin vào một vị thế Long USD (và tôi nghĩ rằng việc bán tháo SPX sẽ khiến các quỹ tiền thật mua vào USD). AUD/NZD đã bị bán ra vào sáng nay khi các trạng thái short NZD tiếp tục bị đóng, vì doanh số bán lẻ từ New Zealand tốt hơn so với dự kiến. Mặt khác, các đồng tiền liên quan đến dầu đang vật lộn trong sáng nay vì dầu giảm mạnh, với USD/CAD quay lại mốc 1.40. Hôm qua tôi đã đề nghị bắt đầu xây dựng các vị thế Long USD so với AUD, NZD, CAD nhưng vẫn chừa chỗ để đề phòng việc bán tháo USD tiếp tục kéo dài, và hôm nay chiến lược này vẫn được giữ nguyên.
CHF – Jeffrey Simmons
EUR/CHF dường như sẽ giao dịch ổn định trong một phạm vi nhất định, mặc dù rõ ràng nó đang bị ảnh hưởng nhiều hơn từ phía EUR. Phiên giao dịch sáng nay đã chứng kiến tâm lý risk-off bao phủ thị trường châu Á, và điều này đã kéo EUR/CHF giảm trở lại sau cú tăng giá ngày hôm qua. Căng thẳng địa chính trị có khả năng gây sức ép lên cặp này, ít nhất là trong tương lại gần, đặc biệt là sau cú squeeze gần đây. Một vị thế Short cho ngày hôm nay có vẻ hợp lý đối với tôi, tuy nhiên tôi tin rằng cặp này đang giao dịch ổn định trong một phạm vi và có thể là quá sớm để mong đợi một cú rơi tại thời điểm này. 1.0630/50 đã trở thành một khu vực đẹp để Short, nhưng như đã đề cập trong nhiều bài viết gần đây, đáng để thận trọng một chút về phía đỉnh vào tuần sau, dựa nào price action trong khoảng thời gian cuối tháng gần đây.
JP Morgan