Nếu đã từng giao dịch ngoại hối, bạn sẽ quen với mức độ biến động của thị trường này. Sự biến động vừa tạo ra hàng loạt các cơ hội, nhưng cũng làm tăng rủi ro với một mức độ gần như tương đương. Tin tốt là rủi ro có thể được xử lý bằng cách áp dụng các chiến lược phòng ngừa rủi ro, đóng vai trò phòng vệ cho các giao dịch của bạn. Một chiến lược phòng ngừa rủi ro tốt có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tài chính. Cách đơn giản nhất để thực hiện các chiến lược này là đầu tư vào quỹ phòng hộ, là một nhóm các khoản đầu tư được quản lý rủi ro với nhiều chiến lược đa dạng cùng với nhiều loại khối lượng giao dịch. Một lựa chọn khác là thành thạo các chiến lược giao dịch của các quỹ phòng hộ và sử dụng chúng để tạo ra những giao dịch tốt. Nghe thật hấp dẫn, phải không?


6 chiến lược của quỹ phòng hộ
Vai trò của các quỹ phòng hộ
Các quỹ phòng hộ tạo thành một bộ phận quan trọng trong thị trường ngoại hối, được biết đến với những khoản lợi nhuận khổng lồ trong khi đó vẫn giữ tiền của các nhà đầu tư tương đối an toàn. Vậy làm sao họ có thể làm được điều đó? Câu trả lời nằm ở các chiến lược giao dịch khác nhau được các quỹ này áp dụng triệt để, tận dụng sự khác biệt về giá giữa các đồng tiền khác nhau và tận dụng sự thiếu hiệu quả trên thị trường. Tuy nhiên không phải mọi quỹ đều áp dụng những chiến lược giống nhau. Một số quỹ tập trung vào các chiến lược chênh lệch giá, trong khi đó các quỹ khác tập trung đưa ra chiến lược theo những tình huống cụ thể hơn, một số thậm chí sử dụng các chiến lược mua bán kép phức tạp.
Mặc dù các quỹ phòng hộ hoạt động tương tự như các quỹ tương hỗ, nhưng chúng ít được kiểm soát, có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn về số tiền đầu tư tối thiểu và theo đuổi những chiến lược linh hoạt và có phần rủi ro hơn. Một điều nữa cần lưu ý khi đầu tư vào các quỹ phòng hộ là các quỹ này hoạt động ít công khai hơn.
Các chiến lược giao dịch của quỹ phòng hộ
Không có chiến lược cụ thể nào được coi là bí mật tạo nên sự thành công của các quỹ phòng hộ, dưới đây là một số chiến lược giao dịch được các quỹ sử dụng rộng rãi:
  • Chiến lược mua bán đồng thời: Là một cuộc đánh cược ít rủi ro, chiến lược này yêu cầu các quỹ duy trì vị thế mua và bán đồng thời, mua những đồng tiền bị định giá thấp trong khi bán khống những đồng tiền bị định giá cao. Một sự mở rộng của kỹ thuật giao dịch theo cặp này đó là vị thế mua những đồng tiền tăng giá sẽ được gán làm làm tài sản thế chấp cho vị thế bán khống những đồng tiền giảm giá. Chiến lược mua và bán khống giảm rủi ro thị trường do vị thế bán khống bù trừ với vị thế mua.
  • Chiến lược trung lập thị trường: Một số quỹ phòng hộ giảm rủi ro bằng cách cân bằng các vị thế mua và bán khống. Chiến lược trung lập thị trường này sẽ có rủi ro thấp hơn nhưng đồng thời sẽ có lợi nhuận thấp hơn.
  • Các chiến lược dựa trên xu hướng của nền kinh tế vĩ mô: Những chiến lược này cũng khá phổ biến tại nhiều quỹ phòng hộ. Một phân tích về xu hướng và tác động của kinh tế vĩ mô tới giá trị đồng tiền và tỷ giá hối đoái sẽ rất hữu dụng trước khi đưa quyết định đầu tư
  • Các quyền chọn ngoại tệ: Chiến lược quyền chọn cũng được áp dụng khá rộng rãi bởi các quỹ phòng hộ. Quyền chọn có nghĩa là bạn có quyền mua hoặc bán một đồng tiền vào một ngày định sẵn trong tương lai nhưng không có nghĩa vụ. Chiến lược này giúp bảo vệ các nhà giao dịch khỏi những rủi ro trong giao dịch ngắn hạn. Một số chiến lược sử dụng quyền chọn ngoại tệ thường được các quỹ áp dụng bao gồm: long term straddle, long term strangle, bull spreads hoặc bear spreads. Chúng hữu ích trong việc hạn chế những khoản lỗ với bất cứ giao dịch nào.
  • Chiến lược giao dịch theo động lượng: Ở đây các mô hình lịch sử như đường trung bình động, các mức hỗ trợ và kháng cự, v.v được dùng để phân tích liệu giao dịch có đầy đủ tiềm năng hay cần chờ thêm các tín hiệu khác.
  • Chiến lược theo phong cách “Carry”: Chiến lược này đòi hỏi các nhà đầu cơ sẽ vay bằng các đồng tiền mà họ kì vọng sẽ mất giá, với chi phí vay thấp hơn và lần lượt sử dụng để mua các đồng tiền lãi suất cao hơn, chẳng hạn như đồng đô la Mỹ.
Những chiến lược này có thể có hoặc không mang lại kết quả, tùy thuộc vào xu hướng của nền kinh tế và chính sách tiền tệ của các quốc gia liên quan. Mua vào đồng đô la Mỹ, một chiến lược động lượng và theo phong cách “carry trade” phổ biến đã thất bại trong những tháng gần đây. Các chiến lược đó mong đợi kích thích tài khóa và lãi suất cao hơn, trong khi những chính sách tài khóa yếu và ít khả năng EU và Nhật thoát khỏi nới lỏng định lượng đã gây tác động tiêu cực tới thị trường ngoại hối.
Mặc dù các quỹ phòng hộ là một công cụ hữu hiệu giúp cân bằng những biến động thị trường, sự thành công của họ phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố, bao gồm chính sách của chính phủ và tình hình chung của nền kinh tế. Các nhà đầu tư cá nhân có thể tìm hiểu, học hỏi các chiến lược này và tận dụng chúng trong những giao dịch nhỏ hơn mà không có tác động đáng kể tới xu hướng chung của thị trường.
VuMKT-DaoTaoVTC