Quang Sơn

Quang Sơn

Currency Analyst

Chờ đợi thời cơ Buy on dips với EUR/USD và duy trì trạng thái Long EUR/GBP. AUD/USD và NZD/USD cần nằm dưới 0.6850/00 và 0.6400 để xác lập xu hướng giảm. Đóng trạng thái Short USD/JPY chờ cơ hội Sell on rallies tại 107.80/00. Sell on rallies EUR/CHF tại 1.075x.

Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 11.06.2020: Tiếp tục canh Buy on dip EUR/USD
EUR - Jeffrey Simmons
Mặc dù cuộc họp FOMC đêm qua nhìn chung khá dovish (tuy không có nhiều bất ngờ vượt kỳ vong), tài sản rủi ro sáng nay vẫn đang gặp rất nhiều trắc trở. Tầm nhìn tăng trưởng ảm đạm trong báo cáo của Fed và nhiều vấn đề khác trên khắp các phương tiện truyền thông đã vẽ nên một viễn cảnh Mỹ có thể đi vào “vết xe đổ của Nhật Bản”, và đó là nguyên nhân giải thích cho sự xấu đi của tâm lý rủi ro sáng nay. Một yếu tố khác đó là việc ông Powell đã đề cập đến khả năng sử dụng phương pháp kiểm soát đường cong lợi suất YCC (Yield curve control), điều mà sẽ mang ý nghĩa tiêu cực đối với thị trường chứng khoán nhiều hơn bởi nó đồng nghĩa với việc giảm bơm tiền ra thị trường. Cuối cùng, và có lẽ cùng là quan trọng nhất, là những lo lắng về đợt bùng phát thứ 2 của virus dường như đang dâng lên. Đặc biệt là đối với nước Mỹ, trong bối cảnh lệnh giãn cách xã hội của quốc gia này đã nhiều lần bị phớt lờ khi các cuộc biểu tình nổ ra, hiện nay đã có hơn 20 bang ghi nhận xuất hiện các ca nhiễm mới! Các ca nhập viện cũng đã tăng lên ở nhiều nơi, mà Texas là một ví dụ điển hình. Tất cả những yếu tố trên là một cú đánh trực diện vào một thị trường có vẻ như đang hân hoan quá đà, và giờ đây một đợt điều chỉnh sâu hơn nữa dường như là chắc chắn. Trong tất cả những yếu tố kích hoạt trên, nỗi sợ về virus rõ ràng là quan trọng nhất theo quan điểm của tôi, ít nhất là tại thời điểm này. Quan điểm dovish của Fed đã có từ nhiều tuần trước, và khả năng lâm vào một nền kinh tế zombie như của Nhật Bản khó có thể là một câu chuyện mới để thay đổi cuộc chơi vào lúc này. Một đợt bùng phát con số các ca nhiễm covid mới có thể làm việc đó.
Vẫn còn là quá sớm để lo lắng quá mức, bởi có rất nhiều bằng chứng về việc mở cửa và không gây ra thêm một đợt bùng phát mới ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, với việc cuối tuần sắp đến gần và thị trường trong những ngày gần đây không làm gì khác ngoài việc mua vào tài sản rủi ro và bán ra USD, một thái độ cẩn trọng trong ngắn hạn là điều tối thiểu cần phải làm. Tôi đang thiên về phương án đóng lại hầu hết các vị thế của mình trong ngày hôm nay bởi lo ngại về việc siết giá có thể xảy ra. Tôi vẫn đang chú ý theo dõi thật kỹ các số liệu kinh tế, đặc biệt là của Mỹ, nơi mà giãn cách xã hội bị phá vỡ, những số liệu này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong những ngày tới. Có lẽ một đợt điều chỉnh sẽ mở ra cơ hội để chúng tôi có thể mua EUR tại những mức giá hấp dẫn hơn. 1.1240/50 và 1.1150/60 là những vùng hỗ trợ cần chú ý, kháng cự bên trên nằm tại đỉnh của ngày hôm qua ở 1.14225, và cao hơn là vùng giá rất quan trọng 1.1490/1.15000.
GBP – Karim Mir
Chúng ta đã thấy GBP tạo đỉnh xong chưa? Sau động thái mua vào mạnh mẽ trong hôm qua, chủ yếu diễn ra trong suốt phiên New York, Cable đã sụt giảm vào tối muộn khi đánh rơi hơn 100 pips và đưa cặp chéo EUR/GBP tăng lên mức cao hơn. Không dễ để chỉ ra một nguyên nhân cho cú rơi này nhưng một số người cho rằng sự thay đổi trong tâm lý rủi ro là yếu tố chủ chốt. Quá khó để đánh giá vì sao Sterling chịu sức ép mạnh như vậy, nhưng lại một lần nữa, chúng tôi thấy cặp chéo EUR/GBP (đã quanh quẩn ở vùng 0.89 suốt tuần này) bật tăng lên mức đỉnh trong biên độ giao dịch gần đây. Liệu cặp chéo có thành công phá vỡ 0.90 hay không vẫn là dấu hỏi, nhưng rõ ràng xu hướng di chuyển đêm qua đã đem đến thêm nhiều động lực cho đà tăng.
AUD NZD CAD - James Clark
Mặc dù với giọng điệu dovish của Fed ngày hôm qua, London mở cửa chứng kiến các tài sản rủi ro giảm sau tin tức về số trường hợp COVID-19 mới của Mỹ đang gia tăng ở 20 tiểu bang. Điều đó không phải là một bất ngờ lớn với sự tiếp túc gần của những người biểu tình trong một vài tháng qua (phản đối việc phong tỏa và sau đó là hỗ trợ phong trào Black Lives Matter), nhưng cũng bởi đợt tăng giá gần nhất trên TTCK đã được sinh ra trên nền tảng mong manh. Powell đã đi xa hơn giọng điệu ôn hòa (dovish) đêm qua và triển vọng bearish của ông dường như đã khiến thị trường hoảng sợ. Hôm nay là một ngày quan trọng về mặt tín hiệu cho những gì xảy ra tiếp theo. AUD/USD đã tăng lên một mức cao mới vào ngày hôm qua trong vùng kháng cự 0.7030/90 và để tránh lặp lại sự thất bại khi cố gắng bứt phá xuống thấp hơn hôm thứ Ba, chúng ta cần thấy AUD/USD giữ vững bên dưới mức 0.6950/60. Những người tham gia thị trường gần đây đã Short kha khá USD, phần lớn là qua CAD. Không rõ liệu đợt bán tháo trên TTCK này có phải là một sự điều chỉnh nhỏ trong xu hướng tăng vài tháng qua hay sẽ là sự khởi đầu của một thứ gì đó lớn hơn. Tôi muốn nói rằng cần phải thấy AUD/USD và NZD/USD nằm dưới 0.6850/00 và 0.6400 và USD/CAD nằm trên 1.3575 để trường hợp thứ hai xảy ra. Hãy duy trì các vị thế Long USD khối lượng nhỏ.
JPY - Charlie Cass
Powell và Fed đã khá ôn hòa (dovish) vào đêm qua, chính thức hóa kế hoạch QE, xem xét lại các dữ liệu việc làm gần đây và giọng điệu có vẻ rất ảm đạm với triển vọng kinh tế trong tương lai. Một cái nhìn qua về thị trường chứng khoán và bạn sẽ thấy sự tiêu cực này đã lan rộng khi giọng điệu của Powell nghe rõ ràng đang ở một nơi rất khác với thị trường hiện tại, mặc dù tôi nghĩ rằng câu chuyện làn sóng thứ hai ở Mỹ có nhiều khả năng là lý do chính bên cạnh vị thế trên thị trường trong ngắn hạn. USD/JPY vẫn giao dịch gần mức hỗ trợ mạnh quanh 107.00/10 sau khi giảm mạnh từ mức cao sau thời điểm dữ liệu NFP công bố, chúng tôi đã thấy lượng bán đều đặn từ các doanh nghiệp ở Tokyo trong tuần này mặc dù điều này dường như đã chững lại và các chi nhánh của chúng tôi hiện đang thấy một số quỹ tiền thật nước ngoài mua vào USD/JPY ở mức này. Cũng cần lưu ý về nhu cầu mua vào của nội địa dưới ngưỡng 107, dữ liệu hàng tuần của MoF cho thấy dòng vốn rút ra khỏi trái phiếu đáng kể lần đầu tiên trong 3 tháng. Xem xét tất cả những yếu tố này không khiến tôi cảm thấy thoải mái khi Short USD/JPY ở các mức này, vì vậy tôi đã đóng trạng thái Short của tôi ở đây và sẽ tìm cách Sell on rally ở 107.80/00. Mức hỗ trợ tiếp theo là 106.70/75 với 106.00/20 ở bên dưới trong khi 107.50/60 sẽ là mức kháng cự với 107.85/90 ở phía trên.
CHF – Jeffrey Simmons
Tỷ giá EUR/CHF đang giảm trong phiên sáng nay với tâm lý đầu tư vào các tài sản rủi ro yếu đi từ tối qua. Thị trường đã có nhiều phản ứng trái chiều trước kết quả cuộc họp FOMC và thị trường cổ phiếu đang có nguy cơ giảm sâu nếu vấn đề về làn sóng COVID-19 thứ hai bùng phát trở lại (điều này có thể thấy qua các báo cáo từ các bệnh viện tăng vọt tại Mỹ ở nhiều bang khác nhau). Trong bối cảnh rất nhiều nơi trên thế giới đã mở cửa trở lại với khá nhiều tin vui, thông tin trên dường như là một cảnh báo cho những lo lắng về làn sóng đại dịch trở lại trên toàn cầu. Tuy nhiên, các rủi ro trên chẳng hề tác động được đến đà tăng trên thị trường cổ phiếu trong một quãng thời gian vừa qua, và vì vậy, để được chứng kiến các nhịp Price Action điều chỉnh gây sốc ở các mốc như hiện nay là điều không tưởng. Chiến lược của chúng tôi trong hôm nay sẽ tiếp cận thị trường một cách linh hoạt, đặc biệt là để mắt tới các dữ liệu virus trong thời gian tới. Một vị thế long CHF trong điều kiện các lo ngại trên thị trường xuất hiện nhiều hơn sẽ phù hợp cho chiến lược giao dịch trên. Theo quan điểm của tôi, EUR/CHF sẽ làm tốt nhất vai trò phản ánh mức tăng của CHF bởi đồng USD cũng phản ứng tăng trong môi trường ‘Risk-off’. Do đó đối với EUR/CHF, hãy Sell on rallies ở các vùng giá 1.075x, đặc biệt nếu câu chuyện xung quanh số ca nhiễm tăng vọt ở Mỹ được đề cập đến.  
JP Morgan