Nguyễn Phan Bảo Giang

Nguyễn Phan Bảo Giang

Senior FX Trader ACB Bank HO
15:39 22/06/2020

Chúng tôi giữ quan điểm Bullish với EUR nhưng sẽ cân nhắc vị thế nếu 1.1140/50 bị phá vỡ. Bearish với GBP, tuy nhiên price action đang thay đổi. Long USD/JPY. Sell on rallies USD/CHF.

Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London 22.06.2020: Long EUR nhưng cần thận trọng.
EUR – Jeffrey Simmons
Đồng tiền chung Châu Âu mở ra tuần mới với động thái tạo gap tăng so với giá đóng cửa của tuần vừa rồi - một tuần với hành động giá biến động mạnh và kết thúc bằng việc đóng cửa tại mức thấp. Về tổng quan, các chi nhánh toàn cầu của chúng tôi đã là những người bán ròng trong tuần trước, và trong khi đó có vẻ là nguyên nhân chính đằng sau sự giảm giá của đồng EUR, thì nhìn chung động lượng giảm là không quá lớn. Khối lượng giao dịch đã giảm đi một cách đáng chú ý trong tháng này bởi thị trường có vẻ như đang trong trạng thái giằng co giữa sự tích cực của viêc mở cửa lại nền kinh tế và sự tăng lên của số ca nhiễm. Chúng tôi có cảm giác rằng chiến thuật tốt nhất ở thời điểm hiện tại đó là bán ra USD khi đồng tiền này lên giá, còn lại các chiến thuật mua-bán đuổi theo giá từ cả 2 phía sẽ không đem lại hiệu quả. Đó vẫn là chiến thuật chủ đạo của chúng tôi mặc dù các vị thế bearish USD chưa phát huy hiệu quả trong tuần trước, và việc điều chỉnh các vị thế ngắn hạn có vẻ như đang khiến hành động giá trở nên khó lường hơn trong một vài tuần qua. Đối với đồng EUR, nhìn chung chúng tôi vẫn giữ quan điểm mang tính chất xây dựng, tuy nhiên chúng tôi đang quan sát kỹ vùng giá 1.1140/50 ở thời điểm hiện lại. Một động thái đóng cửa dưới mức này sẽ khiến chúng tôi cân nhắc giảm bớt vị thế long của mình. Về phía bên trên, 1.1390/00 là mức kháng cự quan trọng gần nhất. Hôm nay có vẻ sẽ vẫn sẽ là một ngày thứ Hai im ắng điển hình, tuy nhiên dữ liệu PMI ngày mai sẽ rất quan trọng.
GBP – Karim Mir
Đồng Bảng Anh đã bị bán tháo mạnh mẽ vào thứ Sáu, và sau đó đã tìm thấy hỗ trợ tại vùng 1.2350. Chúng tôi tiếp tục thấy nhu cầu mua lớn từ khách hàng của mình, vì vậy, đó là một bức tranh hơi khó hiểu khi chúng ta bước vào tuần mới. Chúng tôi đã Bearish với GBP trong vài tháng tháng qua và việc EUR/GBP bứt phá lên trên 0.90 đã củng cố quan điểm đó. Tuy nhiên, cặp chéo này tăng lên trên 0.9055 nhưng không kéo dài và price action đang ám chỉ một phiên giao dịch trong xu hướng tích lũy khác, có thể nằm trong khoảng từ 0.90 đến 0.9075. Chỉ số PMI ngày mai sẽ là dữ liệu quan trọng duy nhất cần lưu ý trong tuần này.
JPY – Charlie Cass
Tỷ giá USD/JPY mở cửa trong sắc xanh nhẹ trong phiên Á bởi tâm lý vẫn còn bị ảnh hưởng từ đợt bán tháo xảy ra vào cuối phiên thứ Sáu tuần trước, sau khi thị trường đón nhận tin xấu từ Apple, mặc dù tình hình COVID-19 tại Bắc Kinh chuyển biến tích cực hôm qua. Thị trường FX vẫn duy trì trạng thái ảm đạm khiến tôi có cảm giác như chúng ta đang giao dịch trong kỳ nghỉ vậy. Khá ít thông tin trong giai đoạn này, ngoại trừ thứ Sáu tuần trước, có một sự thay đổi trong quỹ đạo bán JPY của các quỹ tiền thật trong nước khi họ vào cuối phiê. Tuy nhiên, dòng tiền không lớn và do đó không có nhiều tác động tới bức tranh toàn cảnh. Với việc tâm lý rủi ro trên thị trường vẫn chưa bị ảnh hưởng đáng kể, chiến lược của tôi là duy trì Long chiến thuật USD/JPY nhưng sẽ đánh giá lại nếu vùng giá 106.50 bị phá vỡ – số liệu PMI công bố vào ngày mai có thể là một sự kiện thú vị có tác động đến tâm lý rủi ro. Các mốc kháng cự tại 107.00/10 và 107.50/60 và ngưỡng hỗ trợ tại 106.50 và 106.00/20 vẫn không thay đổi.
CHF – Jeffrey Simmons
CHF gần như đi ngang trong tuần rồi, với cặp chéo EUR/CHF chủ yếu vận động do ảnh hưởng của EUR và tỷ giá USD/CHF quanh quẩn trong biên độ giao dịch nhỏ. Chúng tôi cho rằng CHF sẽ chính là đồng tiền hưởng lợi nhất nếu so với USD khi Mỹ bước vào giai đoạn bầu cử tháng Mười Một tới, nhưng bây giờ vẫn quá sớm để mở trạng thái. Dù vậy, chúng tôi vẫn ưu tiên sell on rallies USD/CHF tại 0.9530/50 do tình trạng cấu trúc tích cực của đồng CHF. Với EUR/CHF chúng tôi giữ quan điểm trung lập.
JP Morgan