Canh mua EUR, AUD, CAD và cặp EUR/GBP. Canh bán NZD và USD/ CHF, USD/JPY.

Chiến lược giao dịch FX Trader JP Morgan London 30.07.2020: Tiếp tục short NZD trước thềm cuộc họp RBNZ
EUR - Jeffrey Simmons
Sau khi cuộc họp của Fed kết thúc với tuyên bố không có gì bất ngờ, đồng Euro tiếp tục đà tăng của mình khi 2 lần chạm mốc 1.18, tuy nhiên sau đó không thể bứt phá mức này mà lại giảm tương đối mạnh. Ngày "value date" cuối tháng hôm qua đã không cho thấy nhiều vị thế Sell đáng kể nào. Vùng 1.1805/35 là vùng cần lưu ý về phân tích kỹ thuật, với việc có nhiều vùng kháng cự quan trọng từ 2018 và cả trendline từ mức đỉnh 1.6040 của năm 2008. Mặc dù chúng tôi giữ quan điểm bullish, sẽ là quá nhiều nếu chúng ta muốn cặp này này tiếp tục tăng vọt mà không cần phải có giai đoạn tích luỹ, nhất là khi đồng Euro đã tăng liên tục trong những phiên vừa qua. Tuy nhiên, xu hướng vẫn khá là mạnh mẽ, do đó chúng tôi vẫn sẽ canh buy on dips ở các vùng 1.1700/10 và 1.1640/70, trong đó vùng thấp hơn cũng là vùng hấp dẫn hơn. Nếu có một cú breakout đủ mạnh mẽ qua vùng 1.1805/35 thì chúng ta có thể sẽ thấy mức 1.20. Hôm nay có GDP Quý 2 của Mỹ được công bố, tuy nhiên dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ ảnh hưởng nhiều tới thị trường hơn do nó gần với thời điểm hiện tại hơn.
CHF - Jeffrey Simmons
USD/CHF vẫn phải chịu nhiều áp lực, giao dịch ở mức thấp nhất được thấy kể từ năm 2015 (năm mà mức sàn EUR/CHF được gỡ bỏ). Những lo ngại xung quanh dữ liệu kinh tế Mỹ yếu kém, chính sách tài khóa và sự bất ổn chính trị ở Mỹ và khả năng Thụy Sĩ bị cho vào danh sách thao túng tiền tệ bởi Bộ Ngân khố Hoa Kỳ đều đang đè nặng lên USD/CHF. Chúng tôi đã bearish với USD/CHF và vẫn giữ nguyên quan điểm, mặc dù việc Euro không thể vượt qua vùng kháng cự 1.1800/30 có thể khiến USD tích lũy trong ngày hôm nay. Vị thế thị trường cũng là một điều cần cân nhắc, mặc dù ở giai đoạn này tôi không thấy đây là một vấn đề lớn. Chúng tôi ủng hộ short USD/CHF nhưng vẫn duy trì sự linh hoạt để đề phòng một nhịp điều chỉnh.
JPY - Karim Mir
Mặc dù có nhiều biến động xung quanh tuyên bố FOMC và sau đó là tuyên bố của Bộ Tài chính Nhật Bản về việc sẽ theo dõi thị trường FX một cách khẩn cấp, phiên sáng nay lại khá yên ắng khi tỷ giá USD/JPY giao dịch quanh mức 105 như mấy ngày trước đó. Cũng phải nhắc thêm rằng cặp USD/JPY đang nhej khỏi mức đáy và các cặp USD/xxx khác trong nhóm G7 cũng tăng, do đó chúng tôi kỳ vọng sẽ có thêm sự điều chỉnh trong ngày hôm nay. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm bearish với đồng Dollar, do đó vùng 105.50/70 sẽ là hợp lý để thêm vị thế bán. Ở phía dưới, vùng hỗ trợ sẽ xuất hiện ở 104.50/70.
GBP - Karim Mir
GBP/USD có lúc tăng lên 1.3013 trong đêm qua trước khi các động thái chốt lãi xuất hiện. Điều tương tự cũng đã được nhìn thấy trên các cặp lớn liên quan đến USD, và một số nhịp điều chỉnh có nhiều khả năng xảy ra trước khi xu hướng gần đây tiếp diễn; chúng tôi kỳ vọng mức 1.2860/80 sẽ được giữ vững trong ngày. Trong khi đó, EUR/GBP vẫn giao dịch trong phạm vi 0.90-0.9150 với khối lượng đã giảm dần trong những ngày gần đây. Với EUR/GBP, chúng tôi sẽ kiên nhẫn chờ buy on dip ở vùng 0.9000/25.
AUD, NZD, CAD - Simon Spearing
Cả 3 đồng đều giảm trong chiều nay khi TTCK và thị trường hàng hóa đều mở cửa giảm điểm. Trong khi thị trường phản ứng tích cực với FOMC ngày hôm qua, Powell đã nêu lên những lo ngại xung quanh dữ liệu kinh tế, gây sức ép lên tâm lý thị trường trong đầu giờ chiều. Với đó, số đơn trợ cấp thất nghiệp cũng sẽ gây ảnh hưởng trong ngắn hạn. Quan điểm vẫn là buy on dip với AUD và CAD, nhưng ngày nay có vẻ khó khăn với chiến thuật này, khi tâm lý rủi ro trở nên tiêu cực và Úc công bố ngày lây nhiễm tồi tệ nhất cho đến nay. Những người theo dõi thường xuyên sẽ biết rằng chúng tôi đã short NZD qua AUD và EUR trong thời gian gần đây. Chúng tôi đã chốt lãi một phần ở đây, nhưng tôi đã bắt đầu hối hận rồi, đặc biệt là với EUR/NZD. Sáng nay, các số liệu niềm tin kinh doanh của ANZ đã cho thấy rằng nhịp phục hồi sau phong tỏa đang bắt đầu suy yếu do hầu hết các chỉ số kinh tế đều giảm nhẹ. Đây là một lời nhắc nhở rằng mặc dù Úc phần nào thành công trong trận chiến với Covid-19, đất nước này không tránh khỏi bức tranh tăng trưởng toàn cầu ảm đạm, và chưa kể là tác động đến ngành du lịch. Do đó, quan điểm của chúng tối vẫn là short NZD cho đến cuộc họp của RBNZ trong tháng 8.
JP Morgan